Log in to your account so that you can subscribe to topics you're interested in!
Login
Muốn phỏng vấn tốt không còn cách nào khác là chuẩn bị thật tốt cho buổi hôm đó.
Nhưng…
“Em chuẩn bị kỹ lắm rồi, tất cả các câu hỏi, những thứ cần thiết, em làm hết rồi nhưng không hiểu sao mà em vẫn cứ lo lắng, bồn chồn.”
Hay trường hợp xấu nhất, cho dù bạn có chuẩn bị rất đầy đủ nhưng vẫn quay vào ô trượt phỏng vấn. Làm sao để tự tin khi phỏng vấn
3 SAI LẦM LÀM BẠN THIẾU TỰ TIN KHI PHỎNG VẤN
Bạn có muốn biết tại sao đã chuẩn bị kỹ như vậy mà kết quả phỏng vấn không được như mong muốn?
Bài viết này anh sẽ chỉ ra 3 sai lầm lớn nhất khiến bạn trượt phỏng vấn.
Sai lầm #1: Xem phỏng vấn là một buổi trả bài
Đây có lẽ là sai lầm lớn nhất mà nhiều bạn hay mắc phải.
Chúng ta coi việc phỏng vấn là sẽ có ai gọi mình đến và trả lời câu hỏi như lúc còn đi học.
Và khi được gọi đến tên, ta bắt đầu lo sợ bởi vì giờ mình phải lên thể hiện cho người khác kiểm tra.
Bất cứ khi nào bị kiểm tra thì đều có cảm giác thiếu tự tin, căng thẳng.
Phỏng vấn không phải là buổi trả bài mà
nó chỉ có 1 mục đích duy nhất là tìm hiểu nhau.
Người phỏng vấn sẽ đánh giá để xem bạn có những thứ họ tìm kiếm hay không qua 4 tiêu chí: tính cách, năng lực, sự mong đợi của bạn và sự thích hợp.
Và bạn trong buổi phỏng vấn, cũng là người đánh giá công ty xem
Đó có phải là nơi phù hợp để mình muốn cống hiến, làm việc.
Sai lầm #2: Học thuộc lòng câu trả lời
Khi học thuộc lòng câu trả lời, việc bạn chia sẻ nó dễ trở nên cứng nhắc.
Bạn đến và trả lời như robot
Thì làm sao nhà tuyển dụng cảm nhận được sự chân thành ở bạn, và về phía bạn cũng rất dễ quên khi làm như thế.
Vì vậy, đừng chỉ tìm tips, tricks để học thuộc mà hãy hiểu nhà tuyển dụng đang tìm kiếm gì để mình có được một câu trả lời tự nhiên nhất.
Sai lầm #3: Chỉ chuẩn bị nội dung chứ chưa chuẩn bị cách thể hiện
Bước lên trên lớp trả bài
Bạn học hết tất cả rồi.
Nhưng khi đối diện với mọi người, nỗi sợ tràn ngập trong người, lo lắng không biết mình nên nói gì tiếp theo nữa.
Nó không liên quan đến trí nhớ, đến thực lực.
Nó liên quan đến việc làm sao để vượt qua ánh mắt của người khác, áp lực khi ở đông người, khi có một ai đó khác nhìn mình.
Vậy nên, hãy đảm bảo trạng thái thật tốt khi bước vào buổi phỏng vấn.